(28): “Cỗ máy lòng thương..”

Mỗi khi một chuyên án dài kết thúc, mấy thằng chúng tôi sau khi đã đưa hết tội phạm về thì sẽ kéo nhau về, rồi ngồi lỳ bên chiếc máy tính suốt đêm ngày để tổng hợp lại cả một chặng đường đã qua. Từng chi tiết, từng bức ảnh, từng tờ giấy viết vội được report hết lại theo đúng trình tự ngày – tháng – năm. Những người không hiểu gì thì sẽ đánh giá là à, ối dồi ôi, mấy bố này đi công tác chỉ chơi bời rồi về bục mặt ra làm việc. Thật ra việc chi tiết đó là làm một lần cho mãi mãi, là một tài liệu còn chính xác hơn những tờ biên bản lời khai, tất cả nhằm duy nhất một mục đích: lưu giữ cho những thế hệ đồng nghiệp đi sau biết được bản chất của sự việc và cho họ biết chúng tôi đã trinh sát và hoạt động trong khu vực đó như thế nào.


Câu chuyện lần này tôi kể, đối tượng của nó xuất hiện ở mọi nơi ở đất nước này mà có thể bạn cũng đã từng nhìn thấy và mủi lòng. Nó len lỏi khắp các đường phố, ngay cả những khu được bảo vệ chính trị tốt nhất của Hà Nội, hay khu phố chơi bời nhất của Sài Gòn. Và đây có lẽ là những chuyện mà ít ai có thể tin. Tôi mong rằng các bạn có thể đọc nó và chấp nhận một điều rằng, nó là sự thật.

Ở vùng sâu, sát biên giới đất Lào có những nhóm người, thậm chí là cả ngôi làng, cả gia tộc, họ kiếm sống bằng việc lợi dụng lòng thương hại của người khác. Bọn họ thường đi khắp nơi bắt cóc hoặc thu mua trẻ con, sau đó là bẻ tay, bẻ chân, chọc cho mù mắt, rạch mặt, nhổ răng, tưới nước sôi lên người.. sao cho bọn chúng trở nên tật nguyền, tàn phế, xấu xí đáng thương. Rồi đem lũ trẻ đó ra đường, ngao du từng vùng miền, chuyển công tác cho chúng vào từng nhóm ăn xin địa phương có người quản lý đàng hoàng, thường thì những đứa nhìn càng bất hạnh khốn khổ, thì sẽ giúp họ đó kiếm được càng nhiều tiền. Đó là cả một đường dây với sự tổ chức cực kỳ phức tạp.

Nghe qua thì có lẽ bọn họ không phải là những người tốt cho lắm nhỉ? Không, bọn họ còn tốt nhiều lắm đó, nói là đầy tính lương thiện cũng không sai, bởi có rất nhiều những người khác cũng kiếm sống bằng công việc tương tự, nhưng lại giỏi, sáng tạo, nhiều kinh nghiệm và chuyên nghiệp hơn rất nhiều.

Họ chặt cụt luôn, chân hoặc tay, hoặc cả hai, tới đầu gối hay tới nách, tới háng tùy ý. Nhưng luôn chú ý chừa lại một cánh tay không chặt, để đứa trẻ có thể dùng nó để bám víu, chèo kéo, hay đơn giản là ngửa ra để xin xỏ người đi đường. Họ không chọc, mà là móc ra, rồi cắt luôn phần mí mắt, để trong mọi trường hợp khi người khác nhìn vào, sẽ đập vào mắt họ đầu tiên chính là hai cái hốc đen ngòm đó. Và để cho công việc được trôi chảy, cái chỗ mà luôn cố tình để cho ung mủ kia phải luôn ẩm ướt cho lũ ruồi muỗi bâu vào kinh tởm lên được. Rồi họ chọn một cây sắt to hoen rỉ, mài nhọn, nung nóng nó lên, chầm chậm đâm xuyên qua giữa người một đứa trẻ, thường là ở vùng bụng non. Nhưng với những người có kinh nghiệm, họ có thể bắt đầu mũi đâm ở xương sườn, rồi xuyên qua bên kia, thậm chí xuất sắc hơn, là hai cây như vậy trên mỗi cơ thể. Kế tiếp thì đương nhiên là đem đứa trẻ ra ngoài đường, nhớ là phải không cho nó dùng thuốc mê, để nó đau đớn và la hét, để người ta biết là nó vẫn còn đang sống. Và phương pháp này có một điều rất là hay, rất là có lợi. Đó là không cần phải quá bận tâm về việc làm sao làm vết thương kinh tởm hơn. Mỗi đứa trẻ được đầu tư bằng những cây sắt như vậy, thường sẽ giúp đột phá thu nhập cho bọn họ trong từ một đến hai tuần, sau đó thì chuyển địa điểm mới, với đứa mới.

Đây là một công việc để kiếm thu nhập cao thật sự, hơn cả thu nhập của hàng trà đá đắt nhất thủ đô vào mùa hè luôn, mà công việc thì cần phải có chuyên môn, có phương pháp. Vậy nên sẽ có một vài chú ý nhỏ cho những người trong nghề. Để tôi liệt kê ra thử vài cái:

  • Một là trang điểm, đầu tiên là trang điểm cho mắt (trang điểm tình thương): dùng phấn, chì, bút kẻ mắt để trang điểm đậm phần mắt cho những đứa còn mắt, khiến nó long lanh, đẹp, và tỏa sáng, như mèo con hay chó con vậy, rất đáng yêu. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn mà, ai mà không muốn xoa dịu những đôi mắt đáng yêu nhưng ngập tràn bất hạnh kia chứ.
  • Hai là can thiệp chuyên môn cho cả gương mặt, bằng dao lam hay bằng bàn chải sắt tùy ý, khiến nó nhìn giống như miếng thịt bò loại hai, tươi rói nhưng chảy nước. Đây gọi là trang điểm sợ hãi, khiến người ta sợ mà móc tiền ra để khỏi bị đeo bám. Rất có hiệu quả. Sau vài lần trang điểm bằng phương pháp này, sẹo trên gương mặt sẽ trở nên quằn quại, đáng sợ. Khi đó thì không cần phải tiếp tục trang điểm nữa, có thể coi như đây là một biện pháp thi công lâu dài.

Chú ý sau đây rất quan trọng, là phải biết đến tính kết hợp, tính đa dạng, nhiều màu sắc, nhiều chủng loại mặt hàng. Chính là nắm bắt được yếu tố tâm lý của khách hàng. Tức là người ta sẽ không móc tiền cho một đứa bị cụt cả hai tay, nếu như mới vừa vài giây trước, vài bước chân trước, ngã tư đằng trước.. họ đã cho một đứa tương tự như vậy. Cho nên phải liên tục sáng tạo, không thể chỉ theo thói quen mà chặt hay móc mãi một thứ được. Phải làm cả cơ thể phồng lên như cái bánh bao bằng cách uống nhiều nước muối, thật nhiều nước muối, thêm một hai ống tiêm vào, sẽ có thể tạo ra được bệnh phù thũng. Và cũng phải thật sáng tạo và nhiệt tình trong việc trừng phạt những đứa kiếm không đủ tiền trong ngày nữa, đòn roi đầy đủ, thậm chí bỏ đói cho nhớ.

Nghe thì thấy có vẻ bắt đầu thấy hơi tệ rồi đó, bạn đang chửi thằng này viết tởm quá, bắt đầu làm bạn thấy căm phẫn sôi máu rồi đó. Nhưng chưa đâu các bạn ạ, nếu được chọn thì tôi vẫn sẽ bẻ đôi tấm huân chương chiến công gần nhất của mình ra mà trao cho họ. Sẵn sàng mời họ lên bục và ngồi nghe họ nói về các yếu tố đạo đức mà họ có, bao luôn vỗ tay, bao luôn tặng hoa khen thưởng. Kiểu kiếm tiền vừa kể trên vẫn còn quá thụ động, quá nhiều tính may rủi với nguồn thu không ổn định, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan như công an bắt chẳng hạn. Từ một đứa trẻ ban đầu, vẫn có nhiều cách khác tốt hơn để kiếm tiền từ nó, đặc biệt là với những đứa mới dậy thì xinh đẹp. Mua bán kinh doanh có kế hoạch, vẫn luôn tốt hơn là xin xỏ.

Thường thì sẽ là những bé gái tuổi vị thành niên, nhưng nếu là bé trai xinh đẹp thì cũng không sao, sở thích của con người rất đa dạng, vậy nên dịch vụ cũng cần phải đa dạng theo, quy luật cung cầu luôn đúng. Những đứa bé đó sẽ được cho tắm rửa sạch sẽ, chải chuốt gọn gàng, cho dùng điện thoại, học cách chơi bời, son phấn nước hoa là cần thiết, rồi đưa vào phòng “giải trí”, nơi nó bị trói tay và chân lại, có thể cho mặc đồ nhưng thường là loại rẻ tiền thôi vì dù sao sau khi kết thúc thì cũng chẳng còn mảnh nào trên người.

Rồi họ bắt đầu thu tiền, ai có tiền thì vào “giải trí”, chỉ giới hạn thời gian, không giới hạn những việc có thể làm, nếu có chuyện gì quá đáng xảy ra, làm tổn thương đến món hàng, thì cũng có thể dùng tiền để giải quyết. Sẽ có bao nhiêu khách? Không chắc lắm, nhưng chắc chắn là thu nhập sẽ nhiều hơn so với việc cho chúng nó ngồi xin ăn ngoài đường. Thỉnh thoảng khách còn xếp hàng và chia sẻ kinh nghiệm giải trí cho nhau. Họ sẽ làm gì? Khi không có ràng buộc, không có trách nhiệm, không có phê phán và đặc biệt là không có trừng phạt. Nơi có thể thoải mái thả con thú của mình ra và để nó thỏa mãn những khao khát thầm kín nhất của mình, sẽ làm gì?

Nói về món hàng kia, mỗi ngày sau khi xong việc sẽ được cho ngủ và cho ăn, thường thì thức ăn sẽ ngon lành hơn những đứa khác một chút. Mỗi ngày, mỗi ngày như vậy, cho đến khi không còn ai cần nó nữa, thì nó sẽ bắt đầu được chủ nhân chọn bộ phận để chặt và quăng ra đường, không thể lãng phí được. Việc này có rất nhiều lợi ích, ngoài thu nhập nhiều và chủ động hơn, thì nó còn khiến đứa trẻ trở nên vô cùng dễ quản lý, không ngoan cố cứng đầu như lũ ngoài đường kia. Bởi thường thì nó sẽ bắt đầu công việc khi còn rất nhỏ, bởi khách hàng luôn thích thú và sẵn sàng trả giá cao hơn cho những món hàng nhỏ nhắn, đáng yêu, xinh xắn, dễ thương, đến cả tiếng hét hay rên rỉ cũng dễ tạo ra hưng phấn và kích thích hơn.

Nói về tâm lý, bọn chúng khi đó chưa hình thành được nhận thức về mục đích hay giá trị của cuộc sống, vậy nên cái khái niệm về bất hạnh hay quyên sinh tự giải thoát cũng không có. Cái ý chí non nớt đó đã bị bóp nát từ sớm rồi. Khiến bọn chúng nghĩ rằng làm cái công việc đó là mục đích sống của mình, chịu đựng và chịu đựng là lý do mà mình được sinh ra. Việc được dùng smartphone đời mới để đua đòi, cho ăn ngon hơn những đứa trẻ khác khiến chúng cảm thấy bản thân mình may mắn rồi lấy đó làm hạnh phúc. Thi thoảng để mang tính khích lệ, những đứa cụt què khi cũng sẽ được mời tham dự với tư cách khách hàng. Và cái lợi ích mang tính lâu dài trong việc kinh doanh này là, đứa bé kia theo thời gian sẽ trở nên “giỏi” hơn, đúng hơn là sẽ luôn cố gắng để trở nên giỏi hơn, điêu luyện hơn, đóng kịch, đóng tâm lý hợp với nhu cầu của người mua hơn. Nó coi việc lượng khách ngày hôm nay nhiều hơn so với ngày hôm qua là một niềm vui, một niềm tự hào, cái xoa đầu sau khi đếm tiền của ông bà chủ là động lực sống cho nó, dù rằng bản thân nó chẳng nhận được một cắc nào cả. Nó không cần hay nghĩ đến tiền, mỗi đêm nó chỉ cầu mong là chủ nhân đừng đánh thức nó dậy rồi chặt nó ra là được, sau đó thì chìm vào mộng đẹp, chuẩn bị cho một ngày làm việc mới.

Không chỉ hủy hoại bên ngoài, mà còn hủy hoại cả bên trong, không chỉ lấy đi cơ thể, sinh mạng, mà còn lấy đi cả linh hồn. Quỷ dữ khiến người khác biết sợ hãi, biết hối hận, biết đau khổ, biết ăn năn, biết coi linh hồn như một vật phẩm có giá trị, còn con người.. giỏi hơn quỷ dữ nhiều.


Đoán xem gương mặt này có thể làm những việc gì?
Một cỗ máy, một công cụ, một con búp bê hay một miếng thịt?

Tại sao lại có những kẻ có thể sống và cười mỗi ngày sau khi đã làm những việc đó? Tôi không nói đến những kẻ giả Kinh giả tộc cầm dao hay dây trói, tôi đang nói đến những vị khách hào phóng vượt bao nhiêu cây số lên vùng biên giới chơi bời kia kìa, những gương mặt hiền lành đức hạnh ở xung quanh chúng ta, cho đến khi con thú bên trong lộ ra, tin tôi đi, nhiều lắm, rất nhiều.

Trong những năm tháng mà tôi ở đó, tôi từng thấy 6 người đàn ông cưỡng hiếp, dùng chung một bé gái mới 14 tuổi trong một ngày. Biết điều khốn nạn ở đây chính là gì không? Đó là bé gái đó sau mỗi cuộc hành xác, nó phải lê cái tấm thân của nó để nấu cơm cho bọn chó đó ăn. Khi tôi nắm lấy đôi vai của nó trên chuyến du hành về nơi bình yên, như cho nó biết rằng tôi là một người đang bảo vệ nó, thì nó bình thản mà nói với tôi: “Về ở với các chú có phải nấu cơm không?”. Tôi cứu được thân xác nó rồi, nhưng phải mất bao nhiêu lâu thời gian, để cứu lại được linh hồn của nó đây.

Và đó không phải là chuyện kinh tởm nhất mà tôi từng thấy trong đời, chưa phải. Mọi người nghĩ rằng chỉ là vì cuộc sống hiện đại nên dẫn đến đạo đức suy đồi, khiến những việc đó trở nên phổ biến hơn? Cũng đúng. Nhưng đúng hơn là nhờ đến sự hiện đại, nên chúng ta mới có thể biết và chia sẻ nhau những câu chuyện đó qua chiếc blog miễn phí này. Vậy còn những chuyện, những kẻ chưa được biết đến thì sao?


PS: Tôi thực sự lười viết những bài như thế này, vì sợ lắm sẽ gây ám ảnh cho người đọc. Chúng tôi đang thực sự dùng tiền của chính mình và một nguồn vốn của một ngân hàng để chu cấp và hỗ trợ, giúp đỡ cho 78 trường hợp được trục vớt từ dưới đáy xã hội. Cô bé 14 tuổi này cũng nằm trong danh sách đó, chúng tôi phối hợp nuôi dạy nó tại một trung tâm bảo trợ xã hội tới khi nó trưởng thành và tự kiếm tiền bằng đôi tay của mình. Vì vậy, nếu bạn có điều kiện, hãy góp sức với chúng tôi ở tài khoản cuối Chuyện nghề (13) nhé!

MỌI SỰ TÀI TRỢ, GIÚP ĐỠ CÁC HOÀN CẢNH TRÊN CHÚNG TÔI XIN ĐƯỢC NHẬN GIÚP TẠI:

SỐ TK: 190636062
NGÂN HÀNG VPBANK
SWIFT CODE: VPBKVNVX

Chúc cuối tuần vui vẻ!

9 bình luận về “(28): “Cỗ máy lòng thương..”

Add yours

  1. Quá tởm lợm, ko còn từ ngữ gì bẩn thỉu hơn có thể diễn tả. Tôi vẫn ko hiểu tại sao ở Hà Nội vẫn nham nhảm bọn này vậy?!

    Đã thích bởi 1 người

    1. Thật ra bắt bọn này phải vào tận hang ổ, đánh rắn tận gốc, chặt đầu mới xong. Chứ bắt ở HN, nhét vào trung tâm bảo trợ xã hội thì vài ba hôm chúng nó lại trốn ra, ko trốn được thì tuyệt thực, kêu gào bằng mọi cách để về với chủ. Nếu bác ở HN thì sẽ thấy sự thay đổi trong vài tuần tới.

      Đã thích bởi 1 người

  2. Các câu chuyện của kiuden thường khiến mình day dứt rất lâu, hôm nay thấy một sinh viên khoá D41 chia sẻ câu chuyện này, thực sự mình đã rất khó khăn để đọc hết. Mình đã góp một chút sức lực cho các cậu, của ít lòng nhiều, tài chính của một anh giáo ngành không được dồi dào cho lắm. Cảm ơn cậu vì đã kể, và đã luôn hết mình chiến đấu vì nhân dân!

    Đi là phải về đấy nhé!

    Đã thích bởi 5 người

    1. Cảm ơn bác đã tận tâm đọc và chia sẻ, tôi đã thấy trên diễn đàn PPA! Tất nhiên đi là để trở về rồi, thầy lại lo xa quá nhé :))

      Thích

  3. Đọc xong không biết nói gì. Mong những điều an lành cho anh Kiuden, vì người đọc có thể đọc rồi quên, nhưng công việc của anh thì phải sống tiếp với những câu chuyện ấy.

    Đã thích bởi 1 người

  4. Viết thật và rõ quá, thực sự không còn gì có thể diễn tả nổi sự kinh tởm của bọn này. Rất mong các đồng chí bền gan vững chí, sớm đưa chúng ra ánh sáng, để xã hội nhìn thấy rõ một bộ phận tệ nạn vẫn đang chen chúc này!

    Đã thích bởi 3 người

Bình luận về bài viết này

Tạo một blog trên WordPress.com

Up ↑

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia